Cơn sốt nhập tịch cầu thủ đang làm náo loạn bóng đá Đông Nam Á, gây tác động không nhỏ đến bóng đá Việt Nam. Giá trị truyền thống, bản sắc và màu cờ sắc áo phai nhạt để đổi lại bằng giấc mộng đoạt lấy thành tích trong chốc lát. Thể thao VietNamNet xin giới thiệu loạt bài về cơn sốt bóng đá nhập tịch, những góc nhìn và cách ‘ứng xử’ của bóng đá Việt Nam với vấn đề nóng này:
Bóng đá nhập tịch, nhìn từ thế giới
Câu chuyện về nhập tịch trong bóng đá vốn được nhắc đến nhiều từ thời xa xưa, khi FIFA chưa áp dụng nhiều quy định và các giới hạn trong việc lựa chọn khoác áo ĐTQG như hiện nay.
Phần lớn trường hợp là những ngôi sao hàng đầu thế giới. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến quyết định nhập tịch, bao gồm cả câu chuyện về chính trị.
Đó là lý do “Saeta Rubia” (mũi tên vàng) Alfredo Di Stefano từng khoác áo Argentina rồi chuyển sang thi đấu cho Tây Ban Nha, khi khoác áo CLB Real Madrid (1953-1964).
Ferenc Puskas, đồng đội của Di Stefano tại Madrid, người được FIFA lấy tên đặt cho giải thưởng “Bàn tháng đẹp nhất năm” kể từ 2009, cũng thi đấu cho Hungary rời sau đó là Tây Ban Nha.
Cựu tiền đạo Omar Sivori, một trong những người giỏi nhất thế hệ của ông, vô địch Copa America 1957 rồi dự World Cup 1962 cùng Italy. Ông là ngôi sao trẻ của River Plate, sau đó trở thành thủ lĩnh không thể chối cãi tại Juventus.
Bóng đá hiện đại, với quy định của FIFA về hạn chế thi đấu cho 2 ĐTQG khác nhau (trong đó, vẫn có điều luật mở để tạo thuận lợi cho nhiều trường hợp đổi màu áo), cũng có nhiều trường hợp nhập tịch. Deco không có cơ hội với Brazil nên chọn Bồ Đào Nha và viết câu chuyện cho riêng mình.
Một người Brazil khác, Marcos Senna, tạo bước ngoặt cho bóng đá trên bán đảo Iberia. Anh dập tan những chỉ trích khi trở thành bệ phóng giúp Tây Ban Nha vô địch EURO 2008, chấm dứt cơn khát kéo dài từ 1964.
Ở mức độ nào đó, Italy chọn những cầu thủ thông qua các trường hợp có nguồn gốc nước này thông qua ông hoặc bà cố. Mauro Camoranesi là ví dụ, nhân tố quan trọng cho danh hiệu vô địch World Cup 2006 và không hát quốc ca trước giờ bóng lăn.
Thành công của Pháp có dấu ấn từ những cầu thủ gốc Phi nhập cư theo gia đình từ nhỏ. Đức có nhiều trường hợp sinh ở Ba Lan (Miroslav Klose), hay mang dòng máu Thổ Nhĩ Kỳ (Mesut Ozil, Ilkay Gundogan).
Nhập tịch ồ ạt ở Đông Nam Á
Tại châu Á, Nhật Bản bắt đầu thành công từ thập niên cuối cùng trong thế kỷ 20 với các cầu thủ gốc Brazil. Thành công này khiến các quốc gia Đông Nam Á chạy theo.
Singapore từng nổi tiếng về nhập tịch thể thao, thông qua “Chương trình Tài năng Thể thao Nước ngoài” (FST), hay còn được biết đến qua tên gọi ban đầu “Dự án Cầu vồng”.
FST mang lại thành công cho Singapore ở nội dung Olympic, chủ yếu là bóng bàn và cầu lông. Bên cạnh đó là một số môn điền kinh.
Đề án FST được LĐBĐ Singapore (FAS) áp dụng từ 2000. Năm 2002, đội chào đón các “ngoại binh” Mirko Grabovac (Croatia), Egmar Goncalves (Brazil), Daniel Bennett (Anh). Tiếp đó là bộ đôi Agu Casmir và Itimi Dickson (Nigeria).
FAS dần thay đổi quy chế khoác áo đội tuyển Singapore. Sau Qui Li (Trung Quốc) năm 2010, chính sách nhập tịch gián đoạn 8 năm cho đến trường hợp Song Ui Young (Hàn Quốc; nhưng chỉ đá từ 2021).
Malaysia cũng có thời điểm nhập tịch ồ ạt mà không quan tâm nguồn gốc. Mohamadou Sumareh (Gambia), Romel Morales (Colombia), Stuart Wilkin (Anh), Endrick (Brazil), Brendan Gan (Australia), Natxo Insa (Tây Ban Nha) là những thành viên chủ chốt ở Asian Cup 2023.
Indonesia từng nhập tịch một loạt cầu thủ lớn tuổi như Ilija Spasojevic, Beto Goncalves. Họ ghi một số bàn thắng, nhưng không phù hợp để xây dựng tương lai lâu dài.
Để thoát khỏi “mâm dưới”, Philippines phát triển nhập tịch gần đây. Vấn đề tuổi tác ít được xem trọng, khi “Azkals” lựa chọn bất kỳ ai có thể cống hiến cho đội.
“Nguồn” chính của Philippines là cầu thủ gốc Đức (Manny Ott, Stephan Schrock, Mike Ott, Patrick Reichelt, Kevin Ingreso), một số Tây Ban Nha (Bienvenido Maranon, Carli de Murga). Họ đều có vai trò quan trọng trong cuộc đua tranh với tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2026.
Kỳ 2: Nhập tịch ở bóng đá Đông Nam Á: Muôn hình vạn trạng
Tuyển Việt Nam: Indonesia nhập tịch ồ ạt, HLV Troussier có lo?
Tuyển Việt Nam tái đấu Indonesia vào tháng 3 tới trong bối cảnh đối thủ tiếp tục nhập tịch ồ ạt sau Asian Cup. Liệu rằng điều đó có khiến ông Troussier e ngại?
Tuyển Việt Nam: Đến lúc ông Troussier nên học chiêu của thầy Park
HLV Troussier bên cạnh những thay đổi về chuyên môn có lẽ cũng nên học chiêu của thầy Park bằng cách “nhập gia tuỳ tục” để tuyển Việt Nam trở lại với chiến thắng.
Tuyển Việt Nam: Công Phượng vẫn còn đất diễn
Sau thất bại của Asian Cup 2023, hàng công tuyển Việt Nam cần được HLV Philippe Troussier làm mới với những chân sút chất lượng.
Leave feedback about this